Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Nhập số dư ban đầu cho phần mềm kế toán

Sau khi khai báo xong danh mục như khách hàng, nhà cung cấp, vật tư, hàng hóa, tài sản cố định,... người sử dụng sẽ tiến hành nhập số dư ban đầu cho các tài khoản. Số dư ở đây có thể là dư nợ hoặc dư có, là VND hay ngoại tệ.
Việc nhập số dư được thực hiện sau khi khai báo xong các danh mục ban đầu và trước khi hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.

Hướng dẫn chung

- Để nhập số dư của các tài khoản, người sử dụng vào Menu Nghiệp vụ\Nhập số dư ban đầu
nhap-so-du-ban-dau-1
Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn nhập số dư ban đầu
- Tại màn hình nhập số dư ban đầu, ngờiời sử dụng kích đúp chuột vào các tài khoản cần nhập số dư, hoặc chọn tài khoản cần nhập, sau đó nhấn vào biểu tượng "Nhập" trên thanh công cụ hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+N.

Một số trường hợp khác

Đối với một số tài khoản có nhiều tài khoản chi tiết như 131,331,152,334...doanh nghiệp có thể theo dõi từng đối tượng bằng cách chọn tài khoản cần theo dõi chi tiết tại menu Danh mục\Tài Khoản\Hệ thống tài khoản và tích chọn sửa.
Nhập số dư ban đầu cho các tài khoản chi tiết theo đối tượng:
Các tài khoản thuộc nhóm cần theo dõi đối tượng như: 131, 138, 141, 331,334,338... Người sử dụng kích chọn chi tiết theo đối tượng cụ thể là khách hàng, nhà cung cấp hay là nhân viên.
nhap-so-du-ban-dau-2
Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn nhập số dư cho các tài khoản chi tiết theo đối tượng
Như vậy, lúc nhập số dư ban đầu, phần mềm  kế toán sẽ hiển thị danh sách các đối tượng chi tiết tương ứng.
Nhập số dư ban đầu cho các TK chi tiết theo VTHH, CCDC
- Đối với các tài khoản thuộc nhóm cần theo dõi theo từng loại vật tư hàng hóa, công vụ như 152, 153, 155, 156... thì người sử dụng tích chọn các tài khoản chi tiết theo VTHH, CCDC
nhap-so-du-ban-dau-3
Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn nhập số dư cho các TK chi tiết theo VTHH, CCDC
- Như vậy, với mỗi VTHH, CCDC người sử dụng có thể theo dõi chi tiết cả sốố lượng, đơn gia của từng loại.
Nhập số dư ban đầu cho các tài khoản chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí.
- Đối với các tài khoản cần được theo dõi theo đối tượng tập hợp chi phí như 154 thì NSD kích chọn chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí.
- VD: Để nhập số dư đầu kỳ cho TK 154: Số dư của phân xưởng 1 là 30.000.000 VND và phân xưởng 2 là 27.500.000 VND
nhap-so-du-ban-dau-4
Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn lập số dư chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí
- Tại màn hình nhập số dư đầu kỳ, chọn TK 154, nhập số dư 30.000.000 VND và đối tượng tập hợp chi phí là PX1
- Kích chuột phải tại dòng nhập liệu của TK 154, chọn Thêm dòng mới. Nhập số dư 27.000.000 VND với đối tượng tập hợp là Phân xưởng 2.
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt!

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Khai Báo Danh Mục cho phần mềm kế toán

Sau khi tiến hành mở sổ kế toán, để nhập được số dư ban đầu và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên phần mềm kế toán trước hết kế toán phải khai báo một số danh mục liên quan. Dịch vụ kế toán Bảo An xin đưa ra các danh mục cần khai báo trước khi nhập số dư ban đầu như:

Danh mục Loại hoặc Nhóm Khách hàng, nhà cung cấp

NSD khai báo danh mục Loại hoặc Nhóm Khách hàng, Nhà cung cấp để thiết lập các loại khách hàng, nhà cung cấp khác nhau nhưng có cùng một tính chất như: cùng địa bàn hoạt động, cùng cung cấp một mặt hàng, nhóm mặt hàng,… tiện cho công tác quản lý các đối tượng của đơn vị. Phương pháp đặt mã hiệu sẽ được trình bày rõ hơn ở phần Danh mục Khách hàng, Nhà cung cấp. NSD vào menu Danh mục\Nhóm khách hàng nhà cung cấp để tiến hành khai báo các thông tin liên quan.

Danh mục Khách hàng, Nhà cung cấp

Danh mục này được NSD khai báo nhằm lập báo cáo thống kê mua, bán hàng hóa và theo dõi công nợ chi tiết đến từng khách hàng, nhà cung cấp. Mỗi khách hàng, nhà cung cấp sẽ được nhận diện bằng mã khác nhau gọi là mã khách hàng, nhà cung cấp. Mã này thông thường sẽ do NSD đặt sao cho phù hợp với mô hình hoạt động và quản lý của doanh nghiệp. Có rất nhiều phương pháp đặt mã khác nhau, các phương pháp này phụ thuộc vào yêu cầu tổ chức quản lý đối tượng và phụ thuộc vào tính chất của từng đối tượng cụ thể.
Một số điểm lưu ý khi thiết lập mã khách hàng, nhà cung cấp trong các phần
mềm kế toán:
• Mỗi khách hàng hoặc nhà cung cấp phải được đặt một mã khác nhau.
• Không nên đưa ra một mã mà thành phần thông tin trong mã đó lại là của một mã khác. VD: Mã 1: CTY_NHATQUANG (Công ty Nhật Quang), mã 2: CTY_NHAT (Công ty Nhật)
Để khai báo danh mục khách hàng, nhà cung cấp, NSD tiến hành như sau:
- Vào menu Danh mục\Khách hàng nhà cung cấp
- Chọn Thêm trên thanh công cụ để thêm mới khách hàng nhà cung cấp
khai-bao-danh-muc-1Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn thêm mới khách hàng nhà cung cấp
- Khai báo các thông tin liên quan về khách hàng, nhà cung cấp sau đó nhấn <<Cất>> để lưu chứng từ vừa nhập.
Mỗi khách hàng, nhà cung cấp có thể liên quan đến mọi tài khoản công nợ. Vì vậy, thông qua mã khách hàng, nhà cung cấp NSD có thể xem được các báo cáo công nợ không chỉ liên quan đến một tài khoản công nợ mà liên quan đến mọi tài khoản công nợ của khách hàng, nhà cung cấp đó. Phần mềm sẽ tự động cộng gộp theo danh mục khách hàng, nhà cung cấp các phát sinh, số dư tài khoản để có các sổ tổng hợp phát sinh, số dư các tài khoản công nợ theo từng đối tượng.

Danh mục Loại vật tư hàng hóa công cụ dụng cụ và danh mục Vật tư hàng hóa công cụ dụng cụ

Danh mục loại vật tư hàng hóa, công cụ dụng cụ cho phép NSD thiết lập các loại vật tư, công cụ dụng cụ khác nhau để tiện cho công tác quản lý vật tư, hàng hóa của doanh nghiệp. Ví dụ: Công cụ dụng cụ, vật tư, dịch vụ, hàng hóa, thành phẩm… tùy vào đặc thù sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Để khai báo danh mục loại Vật tư hàng hóa, NSD tiến hành như sau:
- Vào menu Danh mục\Loại vật tư hàng hóa
- Nhấn Thêm trên thanh công cụ để thêm mới loại vật tư hàng hóa
- Khai báo các thông tin liên quan đến Loại vật tư hàng hóa sau đó nhấn
"Cất" để lưu chứng từ vừa nhập
Danh mục Vật tư hàng hóa, công cụ dụng cụ dùng để quản lý tình hình nhập, xuất, tồn của các vật tư hàng hóa.
Mỗi vật tư, hàng hóa sẽ mang một mã riêng. Việc đặt mã hiệu cho vật tư, hàng hóa cũng giống như đặt mã hiệu cho đối tượng khách hàng, nhà cung cấp, nó do NSD tự đặt sao cho thuận tiện nhất và dễ nhớ nhất phù hợp với công tác quản lý vật tư, hàng hóa tại doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp hay lựa chọn cách đặt mã theo tên của vật tư, hàng hóa. Trong trường hợp cùng một vật tư nhưng có nhiều loại khác nhau thì NSD có thể bổ sung thêm đặc trưng của vật tư, hàng hóa đó.
Việc đặt mã cho vật tư, hàng hóa trong bảng mã vật tư, hàng hóa tương ứng với việc mở thẻ (sổ) chi tiết để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư, hàng hóa, thành phẩm trong kế toán thủ công.
Để khai báo danh mục Vật tư hàng hóa, NSD tiến hành như sau:
- Vào menu Danh mục\Vật tư hàng hóa
- Nhấn Thêm trên thanh công cụ để thêm mới vật tư hàng hóa
- NSD khai báo các thông tin liên quan đến Vật tư hàng hóa sau đó nhấn <<Cất>> để lưu chứng từ vừa nhập

Danh mục Đối tượng tập hợp chi phí

Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn mà các chi phí phát sinh được tập hợp theo phạm vi, giới hạn đó. Danh mục Đối tượng tập hợp chi phí được thiết lập để tập hợp các yếu tố chi phí theo từng đối tượng tính giá thành khi phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng đó, đối với các chi phí chung sẽ được tập hợp chung và cuối kỳ phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo từng tiêu thức nhất định.
Để khai báo danh mục đối tượng tập hợp chi phí, NSD tiến hành như sau:
- Vào menu Danh mục\Đối tượng tập hợp chi phí
- Nhấn Thêm trên thanh công cụ để thêm mới đối tượng tập hợp chi phí
Khai báo các thông tin liên quan đến Đối tượng tập hợp chi phí sau đó
nhấn <<Cất>> để lưu chứng từ vừa nhập

Danh mục loại Tài sản cố định và danh mục Tài sản cố định

Danh mục loại Tài sản cố định cho phép thiết lập danh mục loại TSCĐ được sử dụng cho doanh nghiệp, phục vụ cho công tác hạch toán và trích khấu hao TSCĐ. Hệ thống đã cập nhật sẵn một danh mục TSCĐ theo thống kê danh mục TSCĐ của Bộ Tài chính tại menu Danh mục\Loại tài sản cố định. Tuy nhiên, NSD có thể thay đổi danh mục này cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Danh mục TSCĐ dùng để quản lý các TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng. Mỗi TSCĐ được mang một mã hiệu riêng và cùng với các thông tin về tài sản như: tỷ lệ khấu hao, cách tính khấu hao, nguyên giá, giá trị khấu hao năm, hao mòn lũy kế… Căn cứ vào các thông tin khai báo để theo dõi TSCĐ từ lúc ghi tăng cho đến khi tính khấu hao và thanh lý, nhượng bán. Việc đặt mã này cũng do NSD quyết định. Việc đặt mã hiệu cho TSCĐ trong bảng mã tài sản cố định tương ứng với việc mở thẻ (sổ) chi tiết TSCĐ để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ trong kế toán thủ công.
Để khai báo danh mục Tài sản cố định trên phần mềm kế toán, NSD tiến hành như sau:
- Vào menu Danh mục\Tài sản cố định
- Nhấn Thêm trên thanh công cụ để thêm mới Tài sản cố định
- Khai báo các thông tin liên quan đến Tài sản cố định sau đó nhấn <<Cất>> để lưu TSCĐ.
khai-bao-danh-muc-2Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn thêm mới tài sản cố định

Danh mục Ngân hàng và tài khoản ngân hàng

Danh mục ngân hàng dùng để khai báo thông tin về các ngân hàng mà doanh nghiệp mở nhằm phục vụ cho việc thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Danh mục tài khoản ngân hàng dùng để khai báo các tài khoản ngân hàng để lấy thông tin về các tài khoản này lên các chứng từ giao dịch liên quan như : Nộp tiền vào tài khoản, Séc/Ủy nhiệm chi… Để khai báo danh mục loại Tài khoản ngân hàng, NSD tiến hành như sau:
- Vào menu Danh mục\Tài khoản ngân hàng
- Nhấn Thêm trên thanh công cụ để thêm mới Tài khoản ngân hàng
- Khai báo các thông tin liên quan đến Tài khoản ngân hàng sau đó nhấn
<<Cất>> để lưu chứng từ vừa nhập

Danh mục Phòng ban

Danh mục phòng ban cho phép NSD thiết lập danh sách toàn bộ các phòng ban quản lý nhân viên trong doanh nghiệp. Danh mục phòng ban không chỉ phục vụ cho công việc tính lương mà còn sử dụng cho công việc theo dõi TSCĐ, CCDC. Để tiến hành khai báo danh mục phòng ban, NSD tiến hành như sau:
- Vào menu Danh mục\Phòng ban
- Nhấn <<Thêm>> để tiến hành khai báo phòng ban
khai-bao-danh-muc-3Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn thêm phòng ban
- Nhập mã, tên phòng ban
- Nhập tài khoản hạch toán chi phí lương tương ứng với phòng ban
- Nhấn <<Cất>> để lưu chứng từ vừa nhập.

Danh mục Nhân viên

Cho phép khai báo các thông tin liên quan đến nhân viên trong doanh nghiệp phục vụ cho việc quản lý và trả lương. Để khai báo danh mục nhân viên, NSD tiến hành như sau:
- Vào menu Danh mục\Nhân viên
- Nhấn <<Thêm mới>> để tiến hành khai báo mới nhân viên
- Nhập đầy đủ các thông tin liên quan.
- Nhấn <<Cất>> để lưu chứng từ vừa nhập.
khai-bao-danh-muc-4Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn thêm mới nhân viên
Ngoài ra, NSD còn có thể khai báo các danh mục khác như: kho, định mức nguyên vật liệu, cổ đông… Việc khai báo các danh mục được thao tác tương tự các danh mục trên.
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt!


Nguồn : http://ketoanthuebaoan.com/khai-bao-danh-muc-cho-phan-mem-ke-toan/

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Thiết lập thông tin ban đầu cho phần mềm kế toán

Thiết lập thông tin ban đầu là bước cần thiết để doanh nghiệp xác định các thông tin ban đầu, các thông tin có ảnh hưởng chung đến toàn bộ hệ thống kế toán trong suốt quá trình làm việc của người sử dụng. Việt thiết lập  các thông tin này sẽ giúp cho người sử dụng thực hiên các công việc kế toán một cách thuận lợi hơn.
Dịch vụ kế toán Bảo An xin đưa ra một số thông tin ban đầu cần được thiết lập:
- Danh mục hê thống tài khoản
- Một số các tùy chọn chung khác

Danh Mục hệ thống tài khoản

Danh mục hệ thống tài khoản được sử dụng để quản lý hệ thống các tài khoản, vì hầu hết mọi thông tin kế toán đều được phản ánh trên tài khoản. Thông thường các phần mềm kế toán đã thiết lập sẵn hệ thống tài khoản chuẩn theo quy định của Bộ Tài Chính. Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp lại có một đặc thù sản xuất kinh doanh riêng vì thế mà yêu cầu quản lý các khoản trên cơ sở hệ thống tài khoản cũng khác nhau. Phần mềm kế toán MISA SME.NET cho phép người sử dụng mở thêm các tiết khoản trên cơ sở hệ thống tài khoản chuẩn. Hệ thống tài khoản này sẽ được sử dụng trong các bút toán hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thêm mới hoặc chi tiết thêm tài khoản cho phù hợp với yêu cầu quản lý, người sử dụng vào mục Danh Mục\Tàu Khoản\Hệ thống tài khoản
thiet-lap-thong-tin-ban-dau-1
nhấn nút "Thêm" trên thanh công vụ hoặc kích chuột phải chọn Thêm
thiet-lap-thong-tin-ban-dau-2
Các tùy chọn "Chi tiết theo" giúp cho kế toán có thể theo dõi tài khoản chi tiết theo các tiêu chí khác nhau mà không cần phải mở thêm nhiềuều tiết khoản.

Một số tùy chọn chung khác

MISA SME.NET có chức năng tùy chọn hệ thống cho phép thiết lập một số tùy chọn có tính ngầm định trong chương trình khi nhập liệu hoặc khi xem báo cáo kế toán. Những tùy chọn này bao gồm: Tùy chọn riêng, tùy chọn chung, công ty, người ký, báo cáo, tiền lương, vật tư hàng hóa, định dạng số, sao lưu.
Để thiết lập các thông tin về hệ thống, người dử dụng vào mục Hệ thống\Tùy chọn.
Tùy thuộc vào đặc thù mỗi doanh nghiệp mà người sử dụng tích chọn các thông tin sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình.
thiet-lap-thong-tin-ban-dau-3
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt!


Nguồn : http://ketoanthuebaoan.com/thiet-lap-thong-tin-ban-dau-cho-phan-mem-ke-toan/

Phân công công việc và quyền hạn trong phòng kế toán

Trong một doanh nghiệp phòng kế toán thường phân công thành nhiều vai trò và đảm nhận công việc khác nhau. Ví dụ: vai trò kế toán thuế thường chỉ đảm nhận các công việc liên quan đến công tác báo cáo thuế của đơn vị, không quản lý các chứng từ sổ sách liên quan đến phần hành kế toán khác. Vì vậy, việc phân quyền cho các vai trò là điều rất cần thiết, đảm bảo các vai trò có thể thực hiện được các chức năng trong quyền hạn của mình và không thực hiện được các chức năng khác ngoài quyền hạn, ngăn chặn sai sót trong quá trình hoạt động. Bài viết này, Dịch vụ kế toán Bảo An sẽ hướng dẫn các bạn cách phân công công việc và quyền hạn trong kế toán.

Vai Trò Hoạt Động

Cho phép thiết lập các vai trò của người dùng trong hệ thống, và phân quyền cho vai trò đó. Ví dụ: vai trò Kế toán trưởng thì có toàn quyền với tất cả các phân hệ, vai trò là kế toán Kho thì chỉ được sử dụng phân hệ kho và báo cáo kho chứ không được dùng các phân hệ khác.
Cách thực hiện
Vào Hệ thống\Vai trò và quyền hạn, xuất hiện màn hình Vai trò và quyền hạn:
phan-cong-cong-viec1
Khai báo các vai trò trong doanh nghiệp
- Chọn vai trò cần phân quyền
- Kích chuột phải chọn Phân quyền hoặc kích chuột vào biểu tượng <<Phân quyền>> trên thanh công cụ, xuất hiện hộp hội thoại:
phan-cong-cong-viec2
- Trên cây chức năng, kích chọn chức năng cần phân quyền.
- Trong danh sách Hoạt động, tích chọn những hoạt động cho phép thực hiện.
- Nhấn nút <<Đồng ý>> áp dụng việc phân quyền vừa thực hiện.

Quản lý người dùng

Mục đích
Cho phép thiết lập và quản lý danh sách người dùng truy cập và thao tác với dữ liệu kế toán của doanh nghiệp.
Cách thực hiện
- Vào menu Hệ thống\Quản lý người dùng, xuất hiện màn hình Quản lý người dùng
phan-cong-cong-viec3
- Nhấn vào <<Thêm>> trên thanh công cụ để thêm người dùng. Tên đăng nhập thường là tên viết tắt, dễ nhớ và tiện sử dụng.
phan-cong-cong-viec4
Khi tạo người dùng, phần mềm ngầm định người đó có vai trò kế toán tổng hợp. Để gán vai trò khác cho một người dùng kích chọn người dùng đó, tại trang Vai trò và làm như sau:
+ Kích chuột phải vào vai trò kế toán tổng hợp và chọn Loại bỏ
+ Tại dòng bất kỳ, kích chuột phải nhấn nút <<Chọn>>, chọn vai trò tương ứng với người dùng.
Dịch vụ kế toán Bảo An chúc các bạn làm tốt!

Nguồn : http://ketoanthuebaoan.com/phan-cong-cong-viec-va-quyen-han-trong-phong-ke-toan/

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Các bước tiến hành mở sổ kế toán

Thông thường đối với một doanh nghiệp mới thành lập hoặc một doanh nghiệp đã hoạt động lâu lăn nhưng bắt đầu một năm tài chính mới thì phải tiến hành mở sổ kế toán mới tương ứng với năm tài chính đó. Việc mở sổ kế toán (hay còn gọi là tạo dữ liệu kế toán) được thực hiện ngay lần đầu tiên khi người sử dụng bắt đầu sử dụng phần mềm.

Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn mở sổ kế toán

Để bắt đầu tạo dữ liệu kế toán mới người sử dụng tiến hành theo một trong hai cách sau:
Cách 1 : vào menu Srart\Programs\MISA SME.NET 2012\MISA SME.NET 2012 Tools\Company Setup.
Cách 2: Sau khi khởi động MISA SME.NET 2012, tại màn hình gồm các chức năng như Xem dữ liệu kế toán mẫu, Tạo dữ liệu kế toán mới và mở dữ liệu kế toán, nhấn nút " Tạo dữ liệu kế toán mới". Xuất hiện hộp thoại:
mo-so-ke-toan-1
Trong quá trình mở sổ, có tất cả 11 bước để khai báo các thông tin cần thiết như: Nơi lưu dữ liệu kế toán, ngày bắt đầu hoạch toán, chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, phương pháp tính giá xuất kho... Với mỗi bước, người sử dụng tích chọn thông tin sao cho phù hợp với đơn vị mình và chọn "Tiếp Theo" để chuyển sang các bước kế tiếp. Nếu phải sửa đổi thông tin ở các bước trước đó, chọn "Quay lại" để thực hiện chỉnh sửa.
mo-so-ke-toan-2
mo-so-ke-toan-4
mo-so-ke-toan-5
Nhất nút "Thực Hiện" để thực hiện tạo dữ liệu kế toán.
Dịch vụ kế toan Bảo An xin chúc các bạn mở dữ liệu thành công!

Hướng dẫn cài đặt phần mềm kế toán MISA SME.NET

Trong bài viết này, dịch vụ kế toán Bảo An sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt phần mềm kế toán MISA SME.NET. Để có thể sử dụng phần mềm, hệ thống máy tính người dùng phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Máy tính : bộ vi xử lý Intel Doul Core hoặc cao hơn
Bộ nhớ trong (Ram) : 1GB trở lên.
Đĩa cứng 1GB đĩa trống hoặc nhiều hơn
Màn hình : độ phân giải 1024 x 768 hoặc cao hơn.
Hệ điều hành Windows XP SP2 trở lên...
Trước khi cài đặt bạn cần phải có bộ cài, bộ cài có thể được download từ trang web www.misa.com.vn hoặc bộ đĩa được cung cấp bởi doanh nghiệp.
Sau khi đã bó bộ cài, người sử dụng tiến hành cài đặt phần mềm MISA SME.NET.
Bước thứ nhất người sử dụng mở bộ cài đặt phần mềm lên kích chuột phải vào file Setup và chọn Run as Administrator ( hình bên dưới )
untitled2
tiếp theo các bạn bấm "Next" và tích vào ô " I accept the terms of the license agreement" rồi tiếp tục bấm " Next".
untitled5
Bước tiếp theo người dùng điền tên vào mục User Nam và tên công ty vào mực Company Name sau đó nhấn Next.
untitled6
Tùy thuộc vào vai trò của máy tính người sử dụng là máy trạm, máy chủ hay cả hai mà chọn là :
Client and Server : Máy tính của NSD sẽ đóng vai trò vừa là máy chủ, vừa là máy trạm.
Client only : Máy tính của NSD sẽ đóng vai trò là máy trạm. Tùy chọn này cho phép NSD truy cập và làm việc với dữ liệu nằm trên máy tính khác.
Server Only : Máy tính của người sử dụng sẽ đóng vai trò là máy chủ. Dữ liệu được tạo và lưu trữ trên máy tính của người sử dụng. Các máy tính khác có thể truy cập và làm việc với dữ liệu này.
untitled7
Sau khi lựa chọn xong nhấn tiếp "Next"
Nhấn "Complete" nếu người sử dụng đồng ý cài đặt tất cả các tính năng của phần mềm kế toán.
Nhấn " Custom" nếu người sử dụng chỉ cài đặt một vài tiện ích.
untitled9
chọn tiếp " Next"
untitled13
Nhấn "Change" nếu muốn thay đổi thư mục cài đặt của phần mềm sau đó nhấn "Next".
Sau khi cài đặt thành công, Người dử dụng chọn chạy MISA SME.NET nếu muốn khởi động luôn chương trình hoặc chọn xem tính năng mới nếu muốn xem các tính năng mới của phần mềm.
untitled15
Nhấn " Finish" để kết thúc cài đặt.
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn cài đặt thành công!

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Giới thiệu tổng quan về phần mềm MiSa SME.NET

Trong những bài viết trước các bạn đã được tìm hiểu "Tổng quan về phần mềm kế toán". Những bài viết tiếp theo, Dịch vụ kế toán Bảo An sẽ hướng dẫn các bạn làm việc với một phần mềm kế toán cụ thể - Phần mềm kế toán MISA SME.NET. Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về phần mềm này.

Tổng quan về phần mềm MISA SME.NET

MISA SME.NET là phần mềm kế toán được thiết kế dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, gồm 13 phân hệệ chính liên quan đến các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, đó là các phân hệ nghiệp vụ như: Ngân sách, quỹ, ngân hàng, mua hàng, bán hàng, kho, tài sản cố đinh...
SME.NET 2012
Phần mềm kế toán làm việc được trên cả mạng nội bộ LAN và mạng diện rộng WAN hay Internet. Với hàng loạt các tính năng ưu việt, MISA SME.NET giúp tự động hóa hầu hết các nghiệp vụ kế toán hàng ngày của kế toán viên, trở thành công cụ đắc lực cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Với quy trình hoạch toán bằng hình ảnh, MISA SME.NET giúp người dùng dễ dàng nắm bắt được trình tự công việc cần làm, phù hợp với sự đa dạng về trình độ kế toán của người dùng.
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt!

Thủ tục đăng ký sử dụng chữ ký số

Để hỗ trợ quý doanh nghiệp trong việc thực hiện theo quy định tại điều luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật Quản lý thuế ( từ ngày 01 tháng 07 năm 2013, tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc có đủ cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kế khai thuế qua mạng).

Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn làm Thủ tục đăng ký sử dụng chữ ký số

Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
01 bản photo Chứng minh thứ của người đại diện theo pháp luật ( có dấu đỏ của công ty)
01 bản photo Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và đăng ký mẫu dấu ( nếu có ). ( có dấu đỏ của công ty)

Lợi ích của kê khai thuế qua mạng

Không giới hạn số lần gửi 1 tờ khai:
Khi doanh nghiệp kê khai sai và vẫn còn hạn nộp tờ khai, doanh nghiệp có thể gửi tờ khai thay thế với số lần gửi không hạn chế.
Doanh nghiệp có thể gửi tờ khai vào trước 24h ngày cuối cùng nộp tờ khai vẫn không bị tính nộp chậm.
VINA-CA
Không giới hạn về không gian
Doanh nghiệp có thể khai thuws qua mạng khi ở cơ quan, đang đi du lịch, đang về quê cùng gia đình, đang đi công tác đột xuất…
Không giới hạn về thời gian
Doanh nghiệp có thể gửi tờ khai vào tất cả các ngày kể cả ngày lễ, tết, thứ 7, chủ nhật và có thể gửi vào bất kỳ thời gian nào trong ngày từ 0h00 đến 24h00.
Tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí in tờ khai; tiết kiệm chi phí đi lại; tiết kiệm thời gian : thời gian tắc đường, thời gian xếp hang đợi nộp tờ khai…
Trường hợp không có mặt ở trụ sở Người đại diện doanh nghiệp vẫn có thể tự ký chữ ký số và khai thuế thông qua mạng internat hoặc có thể ủy quyền quản lý chữ ký số cho người được tin cậy để ký vào nộp tờ khai.

Thông tin và số liệu khai thuế của doanh nghiệp

Đảm bảo được gửi đến cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác, không sai sót, nhầm lẫn do phần mềm HTKK hỗ trợ tính toán, kiểm tra lỗi không cố ý khi khai thuế.
Dịch vụ khai thuế qua mạng internet là bước đi tất yêu trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bước hiện đại hóa ngành thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, giảm áp lực cho ngành thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong thời gỳ kinh tế hội nhập như hiện nay.
Dịch vụ kế toán Bảo An chúc các bạn kế toán làm tốt !

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Quy định của bộ tài chính về hình thức kế toán máy

Bài viết này, Dịch vụ kế toán thuế Bảo An sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các quy định của bộ tài chính về hình thức kế toán máy : Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy và trình tự ghi dổ theo hình thức kế toán máy.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán theo quy định của bộ tài chính hoặc kết hợp các hình thức kế toán đó với nhau. Phần mềm kế toán toán phải được in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toand giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy

trinh-tu-ghi-so-theo-hinh-thuc-ke-toan-may
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt!

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Điều kiện cho việc áp dụng phần mềm kế toán

Trong bài viết này, Dịch vụ kế toán Bảo An sẽ cùng các bạn tìm hiểu điều kiện cho việc áp dụng phần mềm kế toán vào trong thực tế của các doanh nghiệp.

Đảm bảo điều kiện kỹ thuật

Lựa chọn phần mềm phù hợp với hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
Trang bị hệ thống thiết bị về tin học phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, trình độ tin học của cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên kế toán.
Sử dụng thử nghiệm phần mềm mới. Sau quá trình thử nghiệm, nếu phần mềm kế toán đáp ứng được tiêu chuẩn của phần mềm kế toán vào yêu cầu kế toán của đơn vị thì đơn vị mới triển khai áp dụng chính thức.
Xây dựng quy chế sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính như : quản lý máy chủ (nếu có); quản lý dữ liệu; kiểm tra, kiểm soát việc đưa thông tin từ ngoài vào hệ thống; thực hiện công việc sao lưu dữ liệu định kỳ; phân quyền đối với các máy nhập và xử lý số liệu....
Tổ chức trang bị và sử dụng các thiết bị lưu trữ an toàn cho hệ thống, bố ốtrí và vận hàng theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đảm bảo điều kiện về con người và tổ chức bộ máy kế toán

Lựa chọn hoặc tổ chức đào tạo cán bộ kế toán có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán và tin học.
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các khâu trong công việc : lập chứng từ vào máy; kiểm tra việc nhập số liệu vào máy; thực hiện các thao tác trên máy theo yêu cầu của phần mềm kế toán; phân tích các số liệu trên sổ kế toán và báo cáo tài chính. quản trị mạng và quản trị thông tin kế toán.
ROSY - general model
Quy định rõ trách nhiện, yêu cầu bảo mật dữ liệu trên máy tính; chức năng, nhiệm vụ của từng người sử dụng trong hệ thống; ban hành quy chế quản lý dữ liệu, quy định chức năng, quyền hạn của từng nhân viên; quy định danh mục thông tin không được phép lưu chuyển.

Đảm bảo tính thống nhất trong công tác kế toán

Đối với các đơn vị kế toán có các đơn vị kế toan trực thuộc ( Tổng công ty, công ty mẹ,...) phải lâp báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợpợp nhất, thì cần chỉ đạo cho các đơn vị kế toán trực thuộc sử dụng phần mềm kế toán sao cho thuận tiện trong việc kết nối thông tin, số liệu báo cáo.
Như vậy, qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ một phần mềm kế toán phải có ba tiêu chuẩn tối thiểu là "Đảm bảo điều kiện kỹ thuật ", " đảm bảo điều kiện về con người và tổ chức bộ máy kế toán" và " đảm bảo tính thống nhất trong công tác kế toán" mới được đưa vào sử dụng trong các doanh nghiệp.
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt!

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Các tiêu chuẩn và điều kiện của một phần mềm kế toán

Bài viết này Dịch vụ kế toán Bảo An trích yếu một số nội dung thông tin cốt lõi của Thông tư 103/2005/TT-BTC của Bộ Tài Chính ký ngày 24 tháng 11 năm 2005 về việc " Hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán.

Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của nhà nước về kế toán. Khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán.
Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến dữ liệu đã có.
Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán.
Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu
Chuc-nang-phan-mem-ke-toan-S-Acc

Điều kiện của phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán trước khi đưa vào sử dụng phải được đặt tên, thuyết minh rõ xuất xứ, tính năng kỹ thuật, mức độ đạt tiêu chuẩn hướng dẫn tại thông tư 103/2005/TT-BTC và các quy định hiện hành về kế toán.
Phần mềm kế toán khi đưa vào sử dụng phải có tài liệu hướng dẫn cụ thể kèm theo để giúp người sử dụng vận hành an toàn, có khả năng xử lý các sự cố đơn giản.
Phần mềm kế toán do tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị kế toán cung cấp phải được bảo hành trong thời hạn do hai bên thỏa thuận, ít nhất phải hoàn thành công việc kế toán của một năm tài chính
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt.

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Phân loại phần mềm kế toán P2

Trong bài viết trước, các bạn đã tìm hiểu cách phân loại phần mềm kế toán theo nghiệp vụ phát sinh. Bài viết này Dịch vụ kế toán Bảo An sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu cách phân loại phần mềm kế toán theo hình thức sản phẩm.

Phân loại theo hình thức sản phẩm

Phần mềm đóng gói

Phần mềm đóng gói là các phần mềm được nhà cung cấp thiết kế sẵn, đóng gói thành các hộp sản phẩm với đầy đủ tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng và bộ đĩa cài phần mềm. Loại phần mềm kế toan này thường được bán rộng rãi và phổ biến trên thị trường.
Ưu điểm
Giá thành rẻ : Do được bán và sử dụng rộng rãi cho nhiều doanh nghiệp nên chi phí phát triển được chia đều cho số lương người dùng. Tính ổn định của phần mềm cao.
Nâng cấp, cập nhật nhanh chóng : Do nhà cung cấp phần mềm đóng gói chỉ quán lý một bộ phận mã nguồn duy nhất nên việc cập nhật sửa lỗi hoặc cập nhật, nâng cấp khi có sự thay đổi của chế độ kế toán sẽ rất nhanh chóng và đồng loạt cho các công ty đang sử dụng tại một thời điểm.
Chi phí triển khai rẻ : Phần mềm đóng gói bao giờ cũng có đầy đủ tài liệu hướng dẫn, tài liệu giảng dạy và rất nhiều các tài liệu khác kèm theo giúp người dùng có thể tự cài đặt và đưa vào sử dụng mà không cần phải qua đào tạo từ phía nhà cung cấp, nên sẽ giảm thiểu đc chi phí triển khai cho người sử dụng. Thời gian triển khai ngắn và dễ dàng.
Nhược điểm
Do được phát triển với mục đich sử dụng cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong nhiều loại hình khác nhau mà vẫn đảm bảo được tính đơn giản, nhỏ gọn và dễ sử dụng nên một số các yêu cầu nhỉ đặc thù của doanh nghiệp sẽ không có trong phần mềm.

Phần mềm đặt hàng

Phần mềm kế toán đặt hàng là phần mềm được nhà cung cấp phần mềm thiết kế riêng biệt cho một doanh nghiệp hoặc một số nhỏ các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn theo đơn đặt hàng, dựa trên các yêu cầu cụ thể. Đặc điểm chung của loại phần mềm này là không phổ biến và có giá thành rất cao.
1330914049-165433
Ưu điểm
Đáp ứng được yêu cầu đặc thù, cụ thể của doanh nghiệp
Nhược điểm
Chi phí cao: Do toàn bộ chi phí đầu tư và phát triển phần mềm đều đổ dồn vào một doanh nghiệp nên giá thành của phần mềm sẽ rất cao. Ngoài chi phí lớn cần đầu tư ban đầu, loại phần mềm này còn phải chịu thêm các chi phí khác như chi phí bảo hành, bảo trì, nâng cấp phát triển sau này.
Khó cập nhật và nâng cấp : Khi chế độ kế toán thay đổi, do nhà cung cấp phần mềm theo đơn đặt hàng phải tiến hành cập nhật nâng cấp cho hàng trăm và thậm chí cả ngàn khách hàng một cách tuần tự, lần lượt, nên doanh nghiệp đầu tư sử dụng phần mềm đặt hàng phải chờ đợi rất lâu mới tới mình. Tính ổn định của phần mềm kém.
Tính rủi ro cao : Không thể kiểm chứng được lịch sử về uy tín chất lượng đối với các sản phẩm phần mềm kế toán theo đơn đặt hàng một cách dễ dàng nên rất có thể là sau khi nhận bàn giao không như ý. Không thể đưa vào sử dụng hoặc đưa vào sử dụng nhưng ko hiệu quả.
Như vậy, Dịch vụ kế toán Bảo An đã cùng các bạn tìm hiểu xong hai cách phân loại phần mềm kế toán là Phân loại phần mềm kế toán theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh và Phân loại phần mềm kế toán theo hình thức sản phẩm.
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các doanh nghiệp đưa ra những sự lựa chọn sáng suốt khi lựa chọn loại phần mềm kế toán dùng cho doanh nghiệp tốt nhất.

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Phân loại phần mềm kế toán P1

Trong kế toán, có nhiều cách để phân loại phần mềm kế toán và mỗi cách sẽ cho chúng ta thấy một cái nhìn khác nhau cho mỗi loại phần mềm. Trong bài viết này dịch vụ kế toán Bảo An xin đưa ra cách phân loại theo bản chất nghiệp vụ phát sinh.

Phân Loại theo bản chất nghiệp vụ phát sinh

Phần mềm kế toán bán lẻ
Phần mềm kế toán bán lẻ ( còn gọi là hệ thống POS - Point Of Sales hoặc hệ thống kế toán giao dịch trực tiếp với khách hàng - Front Office Accounting) là các phần mềm hỗ trợ cho công tác lập hóa đơn, biên lai kiêm phiếu xuất bán và giao hàng cho khách hàng. Tùy từng lĩnh vực và phần mềm cụ thể mà phần mềm này có tính năng đơn giản và các báo cáo do phần mềm cung cấp chỉ là các báo cáo tổng hợp tình hình bán hàng và báo cáo tồn kho.
dịch vụ kế toán
Loại phần mềm này chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp có siêu thị, nhà hàng hoặc kinh doanh trực tuyến trên Internet. Kết quả đầu ra của phần mềm này sẽ là đầu vào cho phần mềm kế toán tài chính quản trị.
Phần mềm kế toán tài chính quản trị
Phần mềm kế toán tài chính quản trị ( hay phần mềm kế toán phía sau văn phòng - Back Office Accounting ) dùng để nhập các chứng từ kế toán, lưu trữ, tìm kiếm, xử lý và kết xuất báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và báo cáo phân tích thống kê tài chính.
Tóm lại : tùy từng nghiệp vụ phát sinh mà cách doanh nghiệp có thể lựa chọn các phần mềm kế toán cho phù hợp.
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các doanh nghiệp lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp.

Lợi ích của ứng dụng phần mềm kế toán

Trong bài viết trước Dịch vụ kế toán Bảo An đã cùng các bạn tìm hiểu về tính ưu việt của phần mềm kế toán. Bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những lợi ích của việc ứng dụng phần mềm kế toán.

Đối với doanh nghiệp

Đối với kế toán viên
không phải thực hiện việc tính toán bằng tay
Không yêu cầu phải nắm vững từng nghiệp vụ chi tiết mà chỉ cần nắm vững được quy trình hoạch toán, vẫn có thể cho ra được báo cáo chính xác. Điều này rất hữu ích đối với các kế toán viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm về nghiệp vụ.
Đối với kế toán trưởng
Tiết kiệm thời gian trong việc tổng hợp, đối chiếu các sổ sách, báo cáo kế toán
Cung cấp tức thì được bất kỳ số liệu kế toán nào, tại bất kỳ thời điểm nào cho người quản lý khi được yêu cầu.
Đối với giám đốc tài chính
Cung cấp phân tích về hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo nhiều chiều khác nhau một cách nhanh chóng.
Hoạch định và điều chỉnh các kế hoạch hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác và nhanh chóng.
Đối với giám đốc điều hành
Có được đầy đủ thông tin tài chính kế toán của doanh nghiệp khi cần thiết để phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.
Tiết kiệm được nhân lực, chi phí và tăng cường được tính chuyên nghiệp của đội ngũ, làm gia tăng giá trị thương hiệu trong con mắt của đối tác, khách hàng và nhà đầu tư.

Đối với cơ quan thuế và kiểm toán

Dễ dàng trong công tác kiểm tra chứng từ kế toán tại các doanh nghiệp.
Đến đây có lẽ các bạn cũng hiểu được Phần mềm kế toán có lợi ích như thế nào đối với các doanh nghiệp.
Dịch vụ kế toán Bảo An chúc các bạn làm tốt

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Tính ưu việt của phần mềm kế toán

Trong bài viết trước dịch vụ kế toán Bảo An đã cùng các bạn tìm hiểu Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán. Và trong bài viết này Dịch vụ kế toán Bảo An sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Tính ưu việt của phần mềm kế toán so với kế toán thủ công.

Tính chính xác

Nếu như trước đây khi kế toán viên cộng sổ kế toán sai thì toàn bộ các báo cáo tài chính, quản trị có liên quan đều phải được lập lại từ đầu và thời gian tiêu tốn cho việc này có thể mất vài ngày, thậm chí tới một tuần để hoàn thành; thì nay với sự hỗ trợ của phần mềm, NSD có thể giảm tối đa thời gian lãng phí vào việc chỉnh sửa dữ liệu, sổ sách, báo cáo từ vài ngày xuống còn vài phút.
Do dữ liệu tính toán kết xuất ra báo cáo đều căn cứ vào một nguồn duy nhất là các chứng từ gốc được nhập vào nên dữ liệu được cung cấp bằng phần mềm kế toán mang tính nhất quán cao. Trong khi đó, với công tác kếtoán thủ công, thông tin trên một chứng từ có thể do nhiều kế toán viên ghi chép trên nhiều sổ sách theo bản chất nghiệp vụ mà mình phụ trách, nên dễ dẫn tới tình trạng sai lệch dữ liệu trên các sổ khi tổng hợp, kéo theo công tác kế toán tổng hợp bị sai lệch.

Tính Hiệu Quả

Trong xã hội cạnh tranh hiện nay thông tin chính là sức mạnh, ai có thông tin nhanh hơn thì người đó có khả năng chiến thắng nhanh hơn. Với khả năng cung cấp thông tin tài chính và quản trị một cách đa chiều và nhanh chóng, phầnmềm kế toán giúp cho chủ doanh nghiệp ra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn.
Mặt khác, công tác kế toán thủ công đòi hỏi cần nhiều nhân sự làm kế toán. Trong khi phần mềm kế toán do tự động hóa hoàn toàn các công đoạn tính toán, lưu trữ, tìm kiếm và kết xuất báo cáo nên tiết kiệm được nhân sự và thời gian, chính điều này đã góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
misa1

Tính Chuyên Nghiệp

Bằng việc sử dụng phần mềm kế toán, toàn bộ hệ thống sổ sách của doanh nghiệp được in ấn sạch sẽ (không bị tẩy xóa), đẹp và nhất quán theo các chuẩn mực quy định. Điều này giúp doanh nghiệp thể hiện được tính chuyên nghiệp của mình với các khách hàng, đối tác và đặc biệt là các nhà tài chính, kiểm toán và đầu tư. Đây là một yếu tố có giá trị khi xây dựng một thương hiệu cho riêng mình.

Tính Cộng Tác

Các phần mềm kế toán ngày nay đều cung cấp đầy đủ các phần hành kế toán từ mua hàng, bán hàng,... cho tới lương, tài sản cố định và cho phép nhiều người làm kế toán cùng làm việc với nhau trêncùng một dữ liệu kế toán. Như vậy, trong môi trường làm việc này số liệu đầu ra của người này có thể là số liệu đầu vào của người khác và toàn bộ hệ thống tích hợp chặt chẽ với nhau tạora một môi trường làm việc cộng tác và cũng biến đổi cả văn hóa làm việc của doanh nghiệp theo chiều hướng chuyên nghiệp và tích cực hơn.
Như vậy, Dịch vụ kế toán Bảo An vừa cùng các bạn tìm hiểu các tính năng ưu việt của phần mềm kế toán so với kế toán thủ công. qua bài viết này, chúng tôi cũng mong rằng các bạn đã có thể lựa chọn phương pháp làm việc một cách hiệu quả nhất.
Dịch vụ kế toán Bảo An chúc các bạn làm tốt!

Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán

Bài viết này, Dịch vụ kế toán Bảo An sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về mô hình hoạt động của phần mềm kế toán. Thông thường hoạt động của một phần mềm kế toán được chia làm 3 công đoạn là : Nhận dữ liệu, xử lý và kết xuất dữ liệu đầu ra.
mo-hinh-hoat-dong-phan-mem-ke-toan

Công đoạn 1 : Nhận dữ liệu đầu vào

Trong công đoạn này người sử dụng phải tự phân loại các chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh tế sau đó nhập bằng tay vào hệ thống tùy theo đặc điểm của từng phần mềm cụ thể.
Các chứng từ sau khi được nhập vào phần mềm sẽ được lưu trữ vào trong máy tính dưới dạng một hoặc nhiều tệp dữ liệu.

Công đoạn 2 : Xử lý

Công đoạn này thực hiện việc lưu trữ, tổ chức thông tin, tính toán các thông tin tài chính kế toán dựa trên thông tin của các chứng từừ đã nhập trong công đoạn 1 để làm căn cứ kết xuất báo cáo, sổ sách, thống kế trong công đoạn sau:
Trong công đoạn này sau khi người sử dụng quyết định ghi thông tin chứng từ đã nhập vào nhật ký (đưa chứng từ vào hoạch toán) phần mềm sẽ tiến hành trích lọc các thông tin cốt lõi trên chứng từ để ghi vào các nhật ký, sổ chi tiết liên quan, đồng thời ghi các bút hoạch toán lên sổ cái và tính toán lưu giữ kết quả cân đối của từng tài khoản.

Công đoạn 3 : Kết xuất dữ liệu đầu ra

Căn cứ trên kết quả xử lý dữ liệu kế toán trong công đoạn 2, phần mềm tự động kết xuất báo cáo tài chính, báo cáo thuế, sổ chi tiếtết, báo cáo thống kê, phân tích,... Từ đó, Người sử dụng có thể xem lưu, in ấn hoặc xuất khẩu dữ liệu, để phục cụ cho các mục đích phân tích, thống kế, quản trị hoặc xuất khẩu dữ liệu,...để phục vụ cho các mục đích phân tích, thống kế, quản trị hoặc kết nối với các hệ thống phần mềm khác.
Tùy theo nhu cầu của người sử dụng thực tế cũng như khả năng của từng phần mềm kế toán, người sử dụng có thể thêm, bớt hoặc chỉnh sửa các báo cáo nhắm đáp ứng được yêu cầu quản trị của đơn vị.
Tóm lại, mô hình hoạt động trên cho thấy các chứng từ mặc dù có thể được nhập vào hệ thống nhưng có được đưa vào hoạch toán hay không hoàn toán là do con người quyết định. Điều này dường như đã mô phỏng lại được khá sát với quy trình ghi chép của kế toán thủ công.
Trong chuyên mục Tự học kế toán bài tiếp theo dịch vụ kế toán Bảo An sẽ cùng các bạn tìm hiểu tính ưu việt của phần mềm kế toán so với kế toán thủ công.
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt.

Khái Niệm Phần Mềm Kế Toán

Trong chuyên mục Tự học kế toán này, Dịch vụ kế toán Bảo An xin hướng dẫn các bạn sử dụng phần mềm trong quá trình làm kế toán. và việc đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu thế nào là phần mềm kế toán.

Khái Niêm phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán : Là hệ thống các chương trình máy tính dùng để tự động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, ghi chép sổ sách theo quy định của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và các báo cáo thống kế phân tích tài chính khác.
misa
Tóm lại : - phần mềm kế toán đơn thuần là một công cụ ghi chép, lưu trữ, tính toán, tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu đầu vào là các chứng từ gốc.
- Quá trình xử lý phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ ban hành.
- Độ chính xác của đầu ra báo cáo phụ thuộc vào yếu tố con ngờiời như kế toán thủ công.
Như vậy, qua bài này các bạn có thể hiểu thế nào là phần mềm kế toán. Bài tiếp theo trong chuyên mục Tự học kế toán chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn mô hình hoạt động của phần mềm kế toán.
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt.

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Thủ tục đăng ký hàng mẫu, khuyến mại, chiết khấu thương mại

Dịch vụ kế toán Bảo An xin hướng dẫn doanh nghiệp muốn làm thủ tục đăng ký hàng mẫu, khuến mại, chiết  khấu thương mại.

Khi doanh nghiệp muốn thực hiện chương trình giảm giá, khuyến mại hay dùng làm hàng mẫu không thu tiền thì phải đăng ký với Sở Công Thương. Thủ tục từng loại như sau:

1. Thủ tục đăng ký hàng giảm giá, khuyến mại

a. Khuyến mại nói chung, khuyến mại dưới hình thức giảm giá bán có thể mang lại lợi ích cho thương nhân/doanh nghiệp là đối tác ký hợp đồng mua bán hàng, nhưng không ít trường hợp khuyến mại chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân trực tiếp giao nhận hàng hoá hoặc người được thương nhân/doanh nghiệp đối tác giao nhiệm vụ làm công việc liên quan đến mua/bán hàng hoá. Khuyến mại có thể gây ra các tác động méo mó trên thị trường hoặc tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, chính vì thế mà quản lý nhà nước đối với khuyến mại rất chặt chẽ: Nghị định số 37/2006 có quy định ràng buộc về nguyên tắc, điều kiện, mức giá trị, tổng thời gian thực hiện chương trình giảm giá:
- Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào thì mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được giảm giá không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
- Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.
- Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.
- Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày, và đặc biệt phải đăng ký với Sở Thương mại/Bộ Thương mại (nay là Sở Công thương/Bộ Công thương) tuỳ thuộc vào phạm vi địa bàn thực hiện hoạt động khuyến mại.
b. Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại dưới hình thức giảm giá phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.
Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm:
- Tên chương trình khuyến mại;
- Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
- Hình thức khuyến mại;
- Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa,
- Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại;
- Khách hàng của chương trình khuyến mại;
(Theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006).

2. Thủ tục đăng ký hàng làm mẫu.

a. Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường.
Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu.
b. Thương nhân thực hiện đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình đến Sở Thương mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện chương trình.
Nội dung thông báo về chương trình bao gồm:
- Tên chương trình thực hiện khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu;
- Địa bàn thực hiện khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu;
- Hình thức thực hiện;
- Hàng hóa, dịch vụ được đưa làm hàng mẫu;
- Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình;
- Khách hàng của chương trình;
(Theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006).

3. Thủ tục đăng ký chiết khấu thương mại.

    Chiết khấu thương mại được hiểu là một khoản giảm trừ vào giá bán mà Bên bán hàng dành cho Bên mua hàng trong các trường hợp mua/bán theo số lượng lớn đến 1 mức nào đó (theo quy định của Bên bán và Bên mua chấp nhận) hoặc Bên bán tiết kiệm được các chi phí về vận chuyển, về kho hàng, về thanh toán tiền,… khi 2 bên có thoả thuận cụ thể trong hợp đồng kinh tế.
Trên giác độ quản lý thuế thì chiết khấu thương mại được trừ ngay trên hoá đơn, hoặc điều chỉnh vào hoá đơn của các kỳ mua/bán tiếp theo, bảo đảm tính thuế theo giá thực bán và đây cũng là giá vốn/chi phí mua hàng của Bên mua được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chiết khấu thương mại đưa đến lợi ích cho thương nhân/doanh nghiệp là đối tác ký hợp đồng mua bán hàng, trên phương diện quản lý thì nhà nước kiểm soát được, thu được thuế.
Chiết khấu thương mại được quy định trong các hợp đồng mua bán hàng hoá theo tập quán thương mại thì thường được hiểu là thoả thuận về giá thực bán với điều kiện cụ thể về số lượng, trị giá, điều kiện giao hàng của mỗi hợp đồng, thể hiện cam kết của các bên theo quy định của pháp luật về dân sự. Vì vậy Chiết khấu thương mại không thuộc các trường hợp phải đăng ký chương trình khuyến mại.

Dịch vụ kế toán Bảo An vừa hướng dẫn các bạn đăng ký hàng mẫu, khuyến mại, chiết khấu thương mại. Chúc các bạn làm tốt.

Mẫu phiếu thu theo quyết định 48 và 15 - Cách viết

Phiếu thu là mẫu chứng từ kế toán bắt buộc, dùng để xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ, làm bằng chứng cho việc đã thanh toán hay chưa.

Sau đây dịch vụ kế toán Bảo An xin được cung cấp mẫu phiếu thu theo cả quyết định 48 và quyết định 15 để kế toán tham khảo. Cuối bài có phần Hướng dẫn cách viết phiếu thu, bạn nào chưa từng lập phiếu thu thì có thể tham khảo nhé.

1. Mẫu phiếu thu tiền theo quyết định 48:

Mẫu Phiếu thu theo quyết định 48

2. Mẫu phiếu thu tiền theo quyết định 15:

Mẫu phiếu thu theo quyết định 15
3. Hướng dẫn cách viết phiếu thu:
mau phieu thu
- Ghi rõ ngày , tháng , năm lập phiếu thu.
- Ghi đầy đủ họ và tên, địa chỉ của người nộp tiền.
- Dòng " Lý do nộp" ghi rõ nội dung nộp tiền. Ví dụ như: Thu tiền tạm ứng còn thừa..., Nếu là thu tiền bán hàng hóa thì các bạn nên ghi rõ " theo hóa đơn số..." để tiện cho việc kiểm tra.
- Phần chữ ký của những người liên quan trên phiếu thu, phải được ký, ghi rõ họ tên đầy đủ và nhớ là phải ký sống từng liên.
- Những phần còn lại các bạn ghi như các mẫu phiếu thu ở trên.
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt.

Cách hạch toán giảm giá hàng bán đối với bên mua và bên bán

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức giảm giá dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã giảm dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Để tìm hiểu kỹ hơn về cách hoạch toán giảm giá hàng bán, dịch vụ kế toán Bảo An sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này bên dưới đây.
Việc giảm giá căn cứ vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Số tiền giảm giá của hàng hoá, dịch vụ đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền giảm giá được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
( Theo TT 64/2013/TT-BTC )
Cũng giống như chiết khấu thương mại, việc hạch toán giảm giá hàng bán cũng phụ thuộc cách người bán lập hóa đơn cung cấp cho bên mua theo chương trình giảm giá.
Trường hợp 1: giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm ( không ghi số tiền đã giảm giá trên hóa đơn)
hoach-toan-giam-gia-ban-hang-1
Trường hợp 2: Việc giảm giá ghi vào hóa đơn cuối cùng:
hoach-toan-giam-gia-ban-hang-2
Trường hợp 3: Bên mua lập riêng một hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán:
hoach-toan-giam-gia-ban-hang-3
Dịch vụ kế toán Bảo An tin chắc rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về cách hoạch toán giảm giá hàng bán đối với bên mua và bên bán. Chúc các bạn làm tốt.

Chiết khấu thương mại là gì? Cách viết hóa đơn và cách hạch toán

Chiết khấu thương mại là gì? Cách viết hóa đơn và cách hạch toán

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
( Theo TT 64/2013/TT-BTC )
Vì vậy tùy vào từng cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại mà kế toán sẽ có cách hạch toán chiết khấu thương mại khác nhau. Sau đây Dịch vụ kế toán Bảo An sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán chiết khấu thương mại theo từng trường hợp lập hóa đơn cụ thể:

1.Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại):

ke-toan-ban-hang
Vì giá trên hóa đơn là giá đã giảm nên trường hợp này trên hóa đơn sẽ không thể hiện khoản chiết khấu thương mại chúng ta thấy không hề xuất hiện tài khoản 521 - chiết khấu thương mại.

2. Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản CKTM này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “hóa đơn GTGT” hoặc “hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng. Kế toán hạch toán như sau:

Trường hợp này khi kế toán bên bán lập hóa đơn sẽ có dòng " Chiết khấu thương ...%) , có số tiền ( vẫn ghi dương).
ke-toan-ban-hang 2
Để hiểu rõ chúng ta lấy một ví dụ cụ thể nha:
công ty dịch vụ kế toán Bảo An có chương trình Mua 10 Tivi LCD 32IN ( giá 5.000.000 chưa thuế 10%) sẽ được chiết khấu thương mại 10%. Và tháng 1/2014 Dịch Vụ kế toán thuế Bảo An bán hàng cho Công ty TNHH Ecomedia:
Lần 1:  Công ty TNHH Ecomedia mua 6 chiếc, thanh toán ngay bằng chuyển khoản.
Công ty dịch vụ kế toán Bảo An hạch toán:
Nợ 112: 33.000.000
Có 511: 30.000.000
Có 3331: 3.000.000
Công ty TNHH Ecomedia hạch toán:
Nợ 156: 30.000.000
Nợ 1331: 3.000.000
Có 112: 33.000.000
Lần 2: Công ty TNHH Ecomedia mua 4 chiếc nữa, đủ điều kiện hưởng chiết khấu, chưa thanh toán . ( trên hóa đơn đã ghi Chiết khấu thương mại 10%, thành tiền là 5.000.000)
dịch vụ kế toán Bảo An hạch toán:
- Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 : 5.000.000
Nợ TK 3331: 500.000
   Có TK 131: 5.500.000
- Phản ảnh doanh thu:
Nợ TK 131: 22.000.000
      Có TK 511: 4 x 5.000.000 = 20.000.000
      Có TK 3331:  2.000.000

Công ty TNHH Ecomedia Hạch toán:
Nợ 156: 15.000.000
Nợ 1331: 1.500.000
Có 331: 16.500.000
Để cho tương ứng với bên bán thì Công ty TNHH Ecomedia có thể hạch toán ra làm hai bút toán như sau:
+ Hạc toán hàng hóa:
Nợ 156:   20.000.000
Nợ 1331: 2.000.000
     Có 331: 22.000.000
+ Và hạch toán khoản chiết khấu thương mại:
Nợ 331: 5.500.000
     Có 1331: 500.000
    Có 156: 5.000.000
3. Trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Kế toán hạch toán như sau:
ke-toan-ban-hang 3
Chú ý: Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
     Có TK 521 - Chiết khấu thương mại.

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Mẫu sổ nhật ký mua hàng và cách ghi

Sổ nhật ký mua hàng là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từng loại hàng tồn kho của đơn vị như : Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, cụng cụ, hàng hoá,…
Sổ nhật ký mua hàng dùng để ghi chép các nghiệp vụ theo hình thức trả tiền sau ( mua chịu). Trường hợp trả tiền trước cho người bán thì khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng cũng ghi vào sổ này.
dịch vụ kế toán Bảo An xin chia sẻ hai Mẫu sổ nhật ký mua hàng đang được doanh nghiệp sử dụng.
Mẫu số nhật ký mua hàng theo quyết định 48:
Mẫu sổ nhật ký Mua hàng theo quyết định 48
Mẫu sổ nhật ký mua hàng theo quyết định 15
Mẫu sổ nhật ký Mua hàng theo quyết định 15
Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn cách ghi sổ nhật ký bán hàng.
Cột A: ghi ngày, tháng ghi sổ.
Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toan dùng làm căn cứ ghi sổ.
Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ kế toan.
Cột 1, 2, 3: Ghi nợ các tài khoản hàng tồn kho: hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ,…Trường hợp đơn vị mở sổ này cho từng loại hàng tồn kho thì các cột này có thể dùng để ghi chi tiết cho loại hàng tồn kho đó như: Hàng hoá A, hàng hoá B,…
Cột 4: Ghi số tiền phải trả người bán tương ứng với số hàng đã mua.
Cuối trang sổ, cộng sổ phát sinh luỹ kế để chuyển trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Ngoài mẫu sổ nhật ký mua hàng các bạn cũng có thể tham khảo các mẫu sổ nhật ký khác mà công ty dịch vụ kế toán Bảo An giới thiệu bằng cách click vào các link bên dưới:
Mẫu sổ nhật ký bán hàng
Mẫu sổ nhật ký chi tiền
Mẫu sổ nhật ký thu tiền

Mẫu sổ nhật ký chi tiền và cách ghi

Sổ nhật ký chi tiền là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền của doanh nghiệp. Mẫu sổ này được mở riêng cho chi tiền mặt, chi tiền qua ngân hàng, cho từng loại tiền ( việt nam đồng, ngoại tệ...) hoặc cho từng nơi chi tiền...
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chia sẻ mẫu sổ nhật ký thu tiền đang được các doanh nghiệp sử dụng.
  1. Mẫu sổ nhật ký chi tiền theo quyết định 48:
Mẫu sổ nhật ký Mua hàng theo quyết định 48
  1. Mẫu sổ nhật ký chi tiền theo quyết định 15:
Mẫu sổ nhật ký Mua hàng theo quyết định 48
Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn cách ghi sổ nhật ký chi tiền.
Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toan dùng làm căn cứ ghi sổ.
Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ kế toan.
Cột 1: Ghi số tiền chi ra vào bên có của tài khoản tiền được theo dõi trên sổ này: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…
Cột 2, 3, 4, 5, 6: Ghi số tiền phát sinh bên nợ của các tài khoản đối ứng.
Cuối trang sổ, công sổ phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Ngoài mẫu sổ nhật ký thu tiền các bạn cũng có thể tham khảo các mẫu số nhật ký khác mà dịch vụ kế toán Bảo An giới thiệu bằng cách click vào các link bên dưới:
Mẫu sổ nhật ký mua hàng
Mẫu sổ nhật ký bán hàng
Mẫu sổ nhật ký thu tiền

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi xuất cảnh, phá sản, giải thể

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
1. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
2. Người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế bằng văn bản khi người nộp thuế có yêu cầu.
3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân khi có thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử từ cơ quan quản lý thuế về việc người dự kiến xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trước khi xuất cảnh.Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Quản lý thuế và của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản.
Chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể.
Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trong trường hợp giải thể.
Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản.
Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế kể cả trước và sau khi có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.
2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật:
a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trưởng ban quản trị của hợp tác xã chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại .
b) Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
c) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần nợ thuế còn lại do tổ trưởng tổ hợp tác chịu trách nhiệm nộp.
d) Những người có trách nhiệm nộp thuế đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại điểm a, b,c khoản này có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình theo quy định của pháp luật dân sự.

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp bị chia chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
3. Doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
4. Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp bị tổ chức lại. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan thuế có quyền yêu cầu một trong các doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới phải hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ thuế. Trường hợp một doanh nghiệp đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thuế thì có quyền yêu cầu những doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình theo quy định của pháp luật dân sự.
Công ty kế toán Bảo An nhận làm Dịch vụ kế toán thuế cho mọi loại doanh nghiệp. Mọi ý kiến thắc mắc của bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những câu trả lời đúng đắn nhất từ Các kế toán trưởng và Cán bộ chi cục thuế dày dặn kinh nghiệm!

Mẫu sổ Nhật Ký Đặc Biệt

Sổ nhật ký đặc biệt là gì? Mẫu sổ đặc biệt như thế nào?

Có rất nhiều bạn được hỏi hầu như không biết gì về sổ nhật ký đặc biệt. Để tìm hiểu thêm dịch vụ kế toán Bảo An sẽ chia sẻ một số thông tin về Sổ nhật ký đặc biệt.
Vậy sổ nhật ký đặc biệt là gì?
Sổ nhật ký đặc biệt là số ghi chép riêng các nghiệp vụ, thường áp dụng cho các công tu có số lượng phát sinh nhiều, gồm có: Nhật ký mua hang, Nhật ký bán hang, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền. Những sổ này được ghi riêng để tiện cho việc quản lý và tìm kiếm thôn tin.
Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký chung. Tuy nhiên, trong trường hợp một số hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt số lượng ghi sổ cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó.
Các sổ nhật ký đặc biệt là một phần của sổ Nhật ký chung nên phương pháp ghi chép tương tự như sổ nhật ký chung. Song để tránh sự trùng lặp các nghiệp vụ đã ghi vào sổ nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ nhật ký chung. Trường hợp nào, căn cứ để ghi sổ cái là sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt.
Các sổ nhật ký đặc biệt không bắt buộc phải lập, mà tùy tình hình quản lý của doanh nghiệp. Các sổ nhật ký đặc biệt lập nhằm giảm lượng ghi chép các nghiệp vụ vào sổ cái, Nếu nghiệp vụ phát sinh ít thì không cần lập Nhật ký đặc biệt.
Mẫu sổ nhật ký đặc biệt?
dịch vụ kế toán thuế Bảo An đưa ra một số mẫu nhật ký đặc biêt thông dụng. các bạn có thể click trực tiếp vào từng mẫu để biết thêm chi tết về mỗi loại sổ.
Sổ nhật ký mua hàng (Mẫu số S03a3 – DNN).
Sổ nhật ký bán hàng (Mẫu số S03a4 – DNN).
Sổ nhật ký thu tiền ( Mẫu số S03a1 – DNN).
Sổ nhật ký chi tiền ( Mẫu số S03a2 - DNN).

Chứng Từ Tồn Kho – Phiếu nhập kho

Phiếu nhập kho dùng để theo dõi tình hình tài sản của doanh nghiệp, và cung cấp thông tin về nguồn tài sản làm tăng cơ sở để định vào kỳ các sổ chi tiết, thẻ kho,… như sổ chi tiết nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, tscđ, bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn,…

Xem thêm Mẫu phiếu xuất kho theo QĐ 48 - Mẫu số: 02 - VT

Mẫu Phiếu nhập kho theo QĐ 48 - Mẫu số: 02 – VT

Phiếu Nhập Kho
Mẫu số: 01 - VT
Đơn vị:
Bộ phận:
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày…..tháng…..năm…..
                                                                        Số:……………
                                                                                                                                                                                                                                                                                                            Nợ:……….
                                                                                                                                                                                                                                                                                                           Có:……….
Họ và tên người giao:………………………………………………………………………………………………………….
Theo……………………………..…………..số………….…………….……ngày……...tháng…......năm……....
của………………………………………………………………………………………………………………………………....
Nhập tại kho:………………………………...……….địa điểm:…………………………………...………………..

        
S
T
T
Tên, nhãn hiệu, quy cách,
phẩm chất vật tư, dụng cụ
sản phẩm, hàng hoá

số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Theo
chứng từ
Thực
nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
 
      
        
        
        
        
        
Cộng:
      

Tổng số tiền (viết bằng chữ):……………………………………………………………………………………………………
……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..………………...…………
Số chứng từ gốc kèm theo:………………………………
                                                                                                                       Ngày….tháng…..năm….
Người lập phiếu              Người giao hàng                   Thủ kho                                       Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)                      (Ký, họ tên)                   (Ký, họ tên)                        (hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)
                                                                                                                        (Ký, họ tên)

Download tại đây : Phiếu nhập Kho