Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo quyết định 48 và 15

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương dùng để xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà đơn vị và người lao động phải nộp trong tháng (hoặc quý) cho cơ quan bảo hiểm xã hội và công đoàn. Chứng từ này là cơ sở để ghi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương. Sau đây, Dịch vụ kế toán Bảo An xin giới thiệu tới các bạn hai mẫu bảng kê trích nộp các khoảng theo lương, theo quyết định 48 và 15.


1. Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo quyết định 15 (Mẫu số: 10 - LĐTL)

mau-bang-ke-trich-nop-cac-khoan-theo-luong-15

2. Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo quyết định 48 (Mẫu số: 10 - LĐTL)

mau-bang-ke-trich-nop-cac-khoan-theo-luong-48

3. Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn cách viết bảng kê trích nộp các khoản theo lương:

Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận trích nộp các khoản theo lương.
- Cột A: Ghi số thứ tự.
- Cột B: Ghi số tháng trích nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn áp dụng trong trường hợp kê khai theo quý.
- Cột 1: Ghi tổng quỹ lương dùng làm cơ sở để trích lập BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.
- Cột 2, 3, 4: Ghi tổng số tiền BHXH, BHYT phải nộp và trong đó chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
- Cột 5, 6, 7: Ghi tổng số tiền kinh phí công đoàn phải nộp và chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
- Cột 8: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị phải nộp cấp trên.
- Cột 9: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị được để lại chi tại đơn vị.
Bảng kê được lập thành 2 bản. Bảng kê trích nộp theo lương sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của người lập, kế toán trưởng, giám đốc.

Dịch vụ kế toán thuế Bảo An xin chúc các bạn làm tốt.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo quyết định 19 và 15

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ nhằm xác định khoản tiền lương, tiền công làm thêm giờ mà người lao động được hưởng sau khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầu công việc. Sau đây dịch vụ kế toán Bảo An xin giới thiệu mẫu và hướng dẫn cách ghi Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo quyết định 19 và quyết định 15.

1. Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo quết định 19 (Mẫu số C07 – HD)


2. Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo quết định 15 (Mẫu số: 06-LĐTL)


3. Dịch vụ kế toán Bảo An hướng dẫn cách viết bảng thanh toán tiền làm thêm giờ:

Góc trên bên trái của Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận làm việc.
Dòng tháng năm: Ghi rõ tháng và năm mà người lao động tiến hành làm thêm giờ.
Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên của người làm việc thêm giờ .
Cột 1: Ghi hệ số lương người lao động đang hưởng.
Cột 2: Ghi hệ số phụ cấp chức vụ người lao động đang hưởng.
Cột 3: Ghi tổng số hệ số người làm thêm được hưởng (Cột 3 = cột 1 + cột 2).
Cột 4: Ghi tiền lương tháng được hưởng tính bằng: Lương tối thiểu (Theo quy định của nhà nước) nhân với (x) Hệ số lương cộng với (+) Phụ cấp chức vụ.
Cột 5: Ghi mức lương ngày được tính bằng Lương tối thiểu  (theo quy định của Nhà nước)  x  (hệ số lương +  hệ số phụ cấp chức vụ)/ 22 ngày.
Cột 6: Ghi mức lương giờ  được tính bằng Cột 5 chia cho 8 giờ.
Cột số giờ làm thêm ngày thường, số giờ làm thêm ngày thứ 7, chủ nhật, số giờ làm thêm ngày lễ (Cột 7, 9, 11) căn cứ vào bảng chấm công làm thêm giờ thực tế của tháng đó để ghi.
Cột thành tiền của làm thêm ngày thường (cột 8) = số giờ (cột 7)  x  mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
Cột thành tiền của làm thêm ngày thứ 7, CN (cột 10) = số giờ (cột 9) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
Cột thành tiền của làm thêm ngày lễ, tết (cột 12) = số giờ (cột 11) x  mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
Cột thành tiền làm thêm buổi đêm (cột 14) = số giờ (cột 13) nhân (x) mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
Cột 15: Ghi tổng cộng số tiền Cột 15 =  cột 8 +  cột 10  +  cột 12 + cột 14.
Cột 16,17: Ghi số giờ công nghỉ bù của những ngày làm thêm và số tiền tương ứng của những ngày nghỉ bù phải trừ không được thanh toán tiền.
Cột 17 = cột 16 x cột 6 x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
Cột 18: Ghi số tiền làm thêm thực thanh toán cho người làm thêm.
Cột 18 = cột 15 - cột 17.
Cột C - Ký nhận: Người làm thêm sau khi nhận tiền phải ký vào cột này.
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải kèm theo bảng chấm công làm thêm giờ của tháng đó, có đầy đủ chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng, giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt. Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ được lập thành 1 bản để làm căn cứ thanh toán.

dịch vụ kế toán thuế Bảo An xin chúc các bạn làm tốt.

Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo quyết định 48 và 15

Mẫu số: 01b-LĐTL là bảng chấm công làm thêm giờ dùng để theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị. Sau đây, Dịch vụ kế toán Bảo An xin giới thiệu hai mẫu chấm công làm thêm giờ theo quyết định 48 và 15.


1. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo quyết định 48:


2. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo quyết định 15:


Dịch vụ kế toán Bảo An Hướng dẫn cách ghi - làm bảng chấm công làm thêm giờ:
Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) có phát sinh làm thêm ngoài giờ làm việc theo quy định thì phải lập bảng chấm công làm thêm giờ.
Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.
Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày (Từ giờ...đến giờ...) từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.
Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng.
Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.
Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, tết.
Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm vào buổi tối (tính theo quy định của pháp luật) không thuộc ca làm việc của người lao động.
Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, tổ nhóm...) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào số giờ làm thêm thực tế theo yêu cầu công việc của bộ phận mình để chấm giờ làm thêm cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
Cuối tháng, người chấm công, phụ trách bộ phận có người làm thêm ký và giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt vào bảng chấm công làm thêm giờ và chuyển bảng chấm công làm thêm giờ cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để thanh toán (trường hợp thanh toán tiền). Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

Dịch vụ kế toán thuế Bảo An xin chúc các bạn làm tốt.

phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị phạt Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Mức phạt này cũng được áp dụng cho các hành vi: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
chú ý: Mức phạt tối đa không quá 75 triệu đồng.

thue-1

Ngoài ra kế toán có thể tham khảo các mức phạt cho các hành vi khác liên quan đến việc vi phạm quy định đóng bảo hiểm:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
- Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Khi doanh nghiệp có những hành vi phạm trên cơ quan bảo hiểm sẽ truy nộp ố tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng và phải đóng thêm số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm
( Theo điều 26, chương 3, nghị định Số: 95/2013/NĐ-CP của chính phủ, ban hành ngày 22/8/2013 có hiệu lực từ ngày 10/10/2013)

Các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương

Dịch vụ kế toán Bảo An trích dẫn Theo Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội : BỘ LUẬT LAO ĐỘNG người lao động sẽ được hưởng nguyên lương vào những nghỉ sau:

1) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
2) Tết Âm lịch 05 ngày;
3) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
4) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
5) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Chú ý:
- Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Theo điều 116 của bộ luật lao động thì người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
Chú ý:
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Dịch vụ kế toán Bảo An tin chắc rằng các bạn đã có thể biết được mình sẽ được nghỉ nguyên lương những ngày nào. Chúc các bạn làm tốt.bbbbbbbbb

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Mẫu danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản: Mẫu sốC66a- HD

Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản dùng để kê khai tên người lao động muốn đề nghị được hưởng chế độ ốm đau, thai sản với những mức độ bệnh khác nhau, những công việc khám thai sản khác nhau. Sau đây, Dịch vụ kế toán Bảo An xin được cung cấp 2 mẫu Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản đang được dùng phổ biến hiện nay là Mẫu số: C66a- HD và Mẫu số: C67a- HD

1. Mẫu danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau (Mẫu số: C66a- HD)



2. Mẫu danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp thai sản (Mẫu số: C67a- HD)

mau-danh-sach-nguoi-nghi-huong-tro-cap-thai-san
 Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt !

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Mẫu giấy đề nghị thanh toán theo Quyết định 48

Giấy đề nghị thanh toán dùng trong trường hợp đã chi nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa nhận tạm ứng để tổng hợp các khoản đã chi kèm theo chứng từ (nếu có) để làm thủ tục thanh toán, làm căn cứ thanh toán và ghi sổ kế toán.



Dịch vụ kế toán Bảo An Hướng dẫn cách ghi giấy đề nghị thanh toán:

Góc trên bên trái của Giấy đề nghị thanh toán ghi rõ tên đơn vị, bộ phận. Giấy đề nghị thanh toán do người đề nghị thanh toán viết 1 liên và ghi rõ gửi giám đốc Quỹ (Hoặc người xét duyệt chi). - Người đề nghị thanh toán phải ghi rõ họ tên, địa chỉ (đơn vị, bộ phận) và số tiền đề nghị thanh toán (Viết bằng số và bằng chữ). - Nội dung thanh toán: Ghi rõ nội dung đề nghị thanh toán. - Giấy đề nghị thanh toán phải ghi rõ số lượng chứng từ gốc đính kèm. Sau khi mua hàng hoặc sau khi chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao, người mua hàng hoặc chi tiêu lập giấy đề nghị thanh toán. Giấy đề nghị thanh toán được chuyển cho kế toán trưởng soát xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc Quỹ (Hoặc người được uỷ quyền) duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị thanh toán và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ. Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt

Mẫu giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng Bảo Hiểm Xã Hội

Giấy chứng nhận nghỉ ốm được hưởng BHXH (mẫu C65-HD) do cơ quan BHXH cấp cho các bệnh viện. Sau đó các y, bác sĩ của những cơ sở này sẽ xác nhận bệnh và thời gian nghỉ cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế và người bệnh sẽ được cơ quan BHXH thanh toán lại 75% mức lương cơ bản/ngày.

Dịch vụ kế toán Bảo An xin gửi các bạn mẫu giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH (Mẫu số: C65-HD)

Chung nhan nghi viec huong BHXH
Dịch vụ kế toán Bảo An xin chúc các bạn làm tốt.

Mẫu bảng kê chi tiền theo quyết định 48

Trong bài viết này dịch vụ kế toán Bảo An sẽ hướng dẫn các bạn lập bảng kê chi tiền theo quyết định 48 và cách viết cụ thể.

Bảng kê chi tiền là bảng liệt kê các khoản tiền đã chi, làm căn cứ quyết toán các khoản tiền đã chi và ghi sổ kế toán.

Mẫu bảng kê chi tiền: ( Mẫu số 09 - TT )



Hướng dẫn cách viết bảng kê chi tiền:

Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị. Phần đầu ghi rõ họ tên, bộ phận, địa chỉ của người chi tiền và ghi rõ nội dung chi cho công việc gì. - Cột A,B,C,D ghi rõ số thứ tự, số hiệu, ngày, tháng chứng từ và diễn giải nội dung chi của từng chứng từ. - Cột 1: Ghi số tiền. Bảng kê chi tiền phải ghi rõ tổng số tiền bằng chữ và số chứng từ gốc đính kèm. Bảng kê chi tiền được lập thành 2 bản: - 1 bản lưu ở thủ quỹ. - 1 bản lưu ở kế toán quỹ.
 Dịch vụ kế toán thuế Bảo An chúc các bạn làm tốt!

bảng kiểm kê vàng bạc kim khí quý đá quý theo quyết định 48 và 15

Các đơn vị kinh doanh vàng bạc nói riêng hay trong các đơn vị sản xuất buôn bán nói chung chắc hẳn đã rất quen thuộc với các bảng kiểm kê vàng, bạc, kim khí quý. Bài viết dưới đây dịch vụ kế toán Bảo An xin gửi các bạn 2 mẫu đầy đủ đang dùng phổ biến hện nay là các mẫu theo quyết định 48 và quyết định 15 để các bạn tìm hiểu thêm và cũng để các bạn chưa biết có thể biết và hiểu rõ ẫu bảng kê này.
Bảng kiểm kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý là văn bản do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng bạc lập để theo dõi về loại, số lượng, đơn giá, thành tiền của các mặt hàng vàng, bạc, kim khí quý.
Mẫu bảng kểm kê vàng bạc kim khí quý, đá quý theo quyết định 48 ( Mẫu số: 07 - TT ) 

Mẫu bảng kiểm kê vàng, bạc, kim khí quý theo quyết định 15 ( Mẫu số : 07 - TT ) 
  


Dịch vụ kế toán thuế Bảo An xin chúc các bạn làm tốt !

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Thủ tục đăng ký hàng mẫu, chiết khấu thương mại, khuyến mại

Dịch vụ kế toán Bảo An xin hướng dẫn doanh nghiệp muốn làm thủ tục đăng ký hàng mẫu, khuến mại, chiết khấu thương mại.

Khi doanh nghiệp muốn thực hiện chương trình giảm giá, khuyến mại hay dùng làm hàng mẫu không thu tiền thì phải đăng ký với Sở Công Thương. Thủ tục từng loại như sau:

1. Thủ tục đăng ký hàng giảm giá, khuyến mại

a. Khuyến mại nói chung, khuyến mại dưới hình thức giảm giá bán có thể mang lại lợi ích cho thương nhân/doanh nghiệp là đối tác ký hợp đồng mua bán hàng, nhưng không ít trường hợp khuyến mại chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân trực tiếp giao nhận hàng hoá hoặc người được thương nhân/doanh nghiệp đối tác giao nhiệm vụ làm công việc liên quan đến mua/bán hàng hoá. Khuyến mại có thể gây ra các tác động méo mó trên thị trường hoặc tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, chính vì thế mà quản lý nhà nước đối với khuyến mại rất chặt chẽ: Nghị định số 37/2006 có quy định ràng buộc về nguyên tắc, điều kiện, mức giá trị, tổng thời gian thực hiện chương trình giảm giá: - Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào thì mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được giảm giá không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. - Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể. - Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu. - Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày, và đặc biệt phải đăng ký với Sở Thương mại/Bộ Thương mại (nay là Sở Công thương/Bộ Công thương) tuỳ thuộc vào phạm vi địa bàn thực hiện hoạt động khuyến mại. b. Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại dưới hình thức giảm giá phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại. Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm: - Tên chương trình khuyến mại; - Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại; - Hình thức khuyến mại; - Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, - Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại; - Khách hàng của chương trình khuyến mại;
(Theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006).

2. Thủ tục đăng ký hàng làm mẫu.

a. Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu. b. Thương nhân thực hiện đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình đến Sở Thương mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện chương trình. Nội dung thông báo về chương trình bao gồm: - Tên chương trình thực hiện khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu; - Địa bàn thực hiện khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu; - Hình thức thực hiện; - Hàng hóa, dịch vụ được đưa làm hàng mẫu; - Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình; - Khách hàng của chương trình;
(Theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006).

3. Thủ tục đăng ký chiết khấu thương mại.

Chiết khấu thương mại được hiểu là một khoản giảm trừ vào giá bán mà Bên bán hàng dành cho Bên mua hàng trong các trường hợp mua/bán theo số lượng lớn đến 1 mức nào đó (theo quy định của Bên bán và Bên mua chấp nhận) hoặc Bên bán tiết kiệm được các chi phí về vận chuyển, về kho hàng, về thanh toán tiền,… khi 2 bên có thoả thuận cụ thể trong hợp đồng kinh tế. Trên giác độ quản lý thuế thì chiết khấu thương mại được trừ ngay trên hoá đơn, hoặc điều chỉnh vào hoá đơn của các kỳ mua/bán tiếp theo, bảo đảm tính thuế theo giá thực bán và đây cũng là giá vốn/chi phí mua hàng của Bên mua được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chiết khấu thương mại đưa đến lợi ích cho thương nhân/doanh nghiệp là đối tác ký hợp đồng mua bán hàng, trên phương diện quản lý thì nhà nước kiểm soát được, thu được thuế. Chiết khấu thương mại được quy định trong các hợp đồng mua bán hàng hoá theo tập quán thương mại thì thường được hiểu là thoả thuận về giá thực bán với điều kiện cụ thể về số lượng, trị giá, điều kiện giao hàng của mỗi hợp đồng, thể hiện cam kết của các bên theo quy định của pháp luật về dân sự. Vì vậy Chiết khấu thương mại không thuộc các trường hợp phải đăng ký chương trình khuyến mại.
Dịch vụ kế toán Thuế Bảo An vừa hướng dẫn các bạn đăng ký hàng mẫu, khuyến mại, chiết khấu thương mại. Chúc các bạn làm tốt.

Mẫu phiếu thu theo quyết định 48 và 15

Phiếu thu là mẫu chứng từ kế toán bắt buộc, dùng để xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ, làm bằng chứng cho việc đã thanh toán hay chưa.

Sau đây dịch vụ kế toán Bảo An xin được cung cấp mẫu phiếu thu theo cả quyết định 48 và quyết định 15 để kế toán tham khảo. Cuối bài có phần Hướng dẫn cách viết phiếu thu, bạn nào chưa từng lập phiếu thu thì có thể tham khảo nhé.

1. Mẫu phiếu thu tiền theo quyết định 48:

Mẫu Phiếu thu theo quyết định 48

2. Mẫu phiếu thu tiền theo quyết định 15:

Mẫu phiếu thu theo quyết định 15
3. Hướng dẫn cách viết phiếu thu:

- Ghi rõ ngày , tháng , năm lập phiếu thu
. - Ghi đầy đủ họ và tên, địa chỉ của người nộp tiền.
 - Dòng " Lý do nộp" ghi rõ nội dung nộp tiền.
 Ví dụ như: Thu tiền tạm ứng còn thừa..., Nếu là thu tiền bán hàng hóa thì các bạn nên ghi rõ " theo hóa đơn số..." để tiện cho việc kiểm tra.
 - Phần chữ ký của những người liên quan trên phiếu thu, phải được ký, ghi rõ họ tên đầy đủ và nhớ là phải ký sống từng liên.
 - Những phần còn lại các bạn ghi như các mẫu phiếu thu ở trên.
 Dịch vụ kế toán thuế Bảo An xin chúc các bạn làm tốt.

hạch toán giảm giá hàng bán đối với bên mua và bên bán

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức giảm giá dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã giảm dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Để tìm hiểu kỹ hơn về cách hoạch toán giảm giá hàng bán, dịch vụ kế toán thuế Bảo An sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này bên dưới đây. Việc giảm giá căn cứ vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Số tiền giảm giá của hàng hoá, dịch vụ đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền giảm giá được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. ( Theo TT 64/2013/TT-BTC ) Cũng giống như chiết khấu thương mại, việc hạch toán giảm giá hàng bán cũng phụ thuộc cách người bán lập hóa đơn cung cấp cho bên mua theo chương trình giảm giá. Trường hợp 1: giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm ( không ghi số tiền đã giảm giá trên hóa đơn)



Trường hợp 2: Việc giảm giá ghi vào hóa đơn cuối cùng:

Trường hợp 3: Bên mua lập riêng một hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán:

Dịch vụ kế toán Bảo An tin chắc rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về cách hoạch toán giảm giá hàng bán đối với bên mua và bên bán. Chúc các bạn làm tốt.